Người Lao Động

Việc ra đời chip lượng tử thế hệ mới Heron mO tyle keo88

【tyle keo88】Khi AI thách thức nguồn nhân lực

Việc ra đời chip lượng tử thế hệ mới Heron mở ra nhiều triển vọng cho máy tính lượng tử vốn hứa hẹn tốc độ xử lý nhanh hơn hàng ngàn lần so với các siêu máy tính hiện nay. Khi kỷ nguyên máy tính lượng tử thành hiện thực - có lẽ ở một tương lai không xa,áchthứcnguồnnhânlựtyle keo88 thì trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ càng có những bước đột phá ngoài sức tưởng tượng của nhân loại.

Nhưng ngay cả khi viễn cảnh đó chưa thành hiện thực, sự bùng nổ của AI đang tạo nên những thay đổi sâu rộng trong đời sống nhân loại, mở ra nhiều cơ hội phát triển vượt bậc mới. Điển hình, trong lần tham gia một sự kiện công nghệ tại Mỹ cách đây vài tháng, người viết được chứng kiến AI giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí nhiều lần khi phát triển protein - điều mà cách đây chưa lâu thì nhân loại không tưởng tượng đến.

Qua tìm hiểu cũng như bản thân người viết đã thử ứng dụng thực tế, AI đang làm thay đổi nhân loại sâu rộng, cụ thể hơn có thể làm thay con người trong nhiều việc. Nếu trước đây, các hệ thống máy móc tự động, robot đã thay thế con người trong nhiều công việc thủ công, thì nay AI nói riêng và công nghệ nói chung còn có thể thay thế con người trong nhiều công việc từng được xem là đòi hỏi chuyên môn cao, thậm chí cả trong lĩnh vực tài chính, vật lý, y sinh…

Thực tế vừa nêu khiến cho con người phải bổ sung năng lực ở mức cao hơn nữa. Rộng hơn, ở tầm quốc gia thì cần có những chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, chiến lược không chỉ là đội ngũ nhân sự đáp ứng việc vận hành, phát triển AI, mà còn phải nâng cao trình độ chung cho lực lượng lao động để không bị "lỗi thời".

Nhìn về VN, gần đây, nhiều báo cáo cho thấy việc đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động dần chuyển dịch theo xu thế ngày càng ít đi, bắt đầu hình thành một lực lượng lao động "dở dang" còn nhiều năm mới đến tuổi hưu nhưng gần như không thể xin được việc vì không còn đáp ứng được yêu cầu. Điển hình là nhóm công nhân ngành may ở độ tuổi trên 40 bị tinh giảm. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong ngành thu hẹp, chuyển dịch sản xuất thì bộ phận công nhân này thực tế rất khó có thể xin được việc làm theo chuyên môn hiện có và độ tuổi trên 40 thì cũng rất khó để có thể chuyển sang một công việc khác.

Hiện nay, chúng ta đang tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất linh kiện, chip bán dẫn, nên đang tăng cường nguồn nhân lực cho những ngành này. Nhưng với sự bùng nổ của AI hiện nay thì rất nhiều vị trí công việc trong chuỗi thiết kế, sản xuất, đóng gói chip bán dẫn cũng có thể sớm được thay thế. Thậm chí cả công việc thiết kế chip cũng có thể bị thay thế.

Chính vì thế, cùng với việc chuyển đổi số nói chung, ứng dụng AI nói riêng, để phát triển kinh tế, VN cần một chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện để phù hợp với xu thế do AI tạo ra.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap